top of page

Cách Xử Lý Các Vấn Đề Về Giấc Ngủ Và Lo Âu Chia Ly Của Trẻ

Updated: Dec 9, 2021

Chắc chắn rằng, ai trong chúng ta có trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi đều đã từng trải qua nỗi lo chia ly. Vì vậy, nỗi lo chia ly là chủ đề của bài viết hôm nay muốn giới thiệu đến bố mẹ. Cụ thể, đó là những lý do tại sao và khi nào xảy ra chứng lo âu chia ly? Mức độ ảnh hưởng của nó đến giấc ngủ và cách để xử lý.

Đừng lo lắng, Chứng lo âu chia ly là bình thường, trên thực tế đó là một dấu hiệu tốt!

Có vẻ như không bình thường khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi luôn bám vào chân bố mẹ, nhưng đừng lo lắng - điều đó thực sự rất bình thường!

Trong những tháng đầu đời, trẻ thực sự không thể phân biệt đâu là người lớn. Đó là lý do tại sao hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều hài lòng với việc được chuyển giao giữa những người lớn với nhau. Tuy nhiên, từ khoảng 7 hoặc 8 tháng, trẻ sẽ bắt đầu có thể phân biệt người này với người khác; trẻ cũng bắt đầu trở nên gắn bó nhiều hơn với bố mẹ. Như vậy, chứng lo lắng chia ly thực sự là một dấu hiệu tốt; nó chỉ ra rằng một em bé đang hình thành những gắn bó bền vững và lành mạnh với cha mẹ của mình.

Chứng lo âu chia ly hình thành khi trẻ 7 - 8 tháng tuổi

Đơn giản mẹ có thể hiểu rằng, trẻ sơ sinh trong những giai đoạn đầu chưa có khái niệm tính lâu dài về một người. Khi một người biến mất khỏi tầm nhìn của trẻ, nó chỉ đơn giản sẽ biến mất trong tâm trí của nó. Đây là lý do tại sao trò ú òa có xu hướng vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ! Thế nhưng khi được khoảng 7 hoặc 8 tháng, trẻ bắt đầu phát triển tính lâu dài này, dù bố mẹ ra khỏi phòng thì bé hiểu rằng bố mẹ vẫn tồn tại ở đâu đó và có thể quay trở lại.


Lo âu chia ly là gì? Tại sao nó lại xảy ra?

Sự lo âu chia ly bắt đầu ở giai đoạn trẻ sơ sinh (khoảng từ 6 - 10 tháng tuổi) và hầu hết các trẻ đều gặp vấn đề này. Trước tiên, mẹ có thể bắt đầu nhận thấy rằng con bám vào mình và khóc trước khi bạn để con với người trông trẻ, hoặc vào giờ ngủ trưa và / hoặc giờ đi ngủ tối. Thông thường, chứng lo lắng chia ly xuất hiện một cách rõ ràng, ví dụ: trẻ đang vui vẻ nhưng sau đó lại là một mớ hỗn độn đeo bám, nức nở, sợ hãi.

Chứng lo lắng chia ly xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trên thực tế, nỗi lo lắng về sự xa cách thường xuất hiện trong đầu khi cha mẹ đưa con đến nhà trẻ, hoặc chuyển giao cho người chăm sóc trẻ. Những lo âu chia ly có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến những trẻ đang ngủ ngon cũng thường xuyên thức giấc vào ban đêm. Và điều này có ý nghĩa; một đứa trẻ đang chìm sâu trong nỗi lo lắng chia ly chắc chắn sẽ không muốn bị bỏ lại một mình để chợp mắt hoặc ngủ lại cả đêm. Sự lo âu chia ly chính là một trong những yếu tố chính liên quan đến sự thoái triển(rối loạn) giấc ngủ trong những tháng 8, 9, 10 của trẻ.

Sự lo âu chia ly ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mới biết đi như thế nào?

Sự lo âu chia ly ở những trẻ mới chập chững biết đi cũng là một điều bình thường. Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy được tình trạng này thường xuất hiện một cách mạnh mẽ vào khoảng 18 tháng (trùng với giai đoạn thoái triển giấc ngủ 18 tháng ) và một lần nữa vào khoảng 2 tuổi ( trùng với thời gian thoái triển giấc ngủ 2 tuổi).

Sự lo âu chia ly ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Cũng giống như ở giai đoạn sơ sinh, lo lắng chia ly thực sự có thể phá hỏng giấc ngủ và việc huấn luyện giấc ngủ cho trẻ. Đặc biệt là trong các giấc ngủ ngắn, giờ đi ngủ vì trẻ thường biểu hiện thành những cơn giận dữ bộc phát. Trẻ có thể thấy rằng trẻ bắt đầu chống đối quyết liệt giờ đi ngủ hoặc khóc đòi bố mẹ bế liên tục trong đêm.


Những việc nên và không nên làm trong cách xử lý sự lo âu chia ly về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.


Như đã nói, sự lo âu chia ly là hoàn toàn bình thường, đó thực sự là một dấu hiệu tốt! Nhưng điều đó khó có thể an ủi khi bố mẹ khi đang phải đối mặt với những đêm mất ngủ của con, đúng không?Mặc dù không thể xua tan nỗi lo âu chia ly hoàn toàn, nhưng những điều dưới đây sẽ làm giảm thiểu tác động của nỗi lo và giúp bố mẹ dễ dàng xử lý hơn.

  • NÊN xây dựng một thói quen trước khi đi ngủ: Nếu mẹ chưa có, hãy tạo thói quen đi ngủ nhẹ nhàng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi. Điều này sẽ giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ; nó cũng sẽ cung cấp sự nhất quán và khả năng dự đoán mà trẻ cần để cảm thấy an toàn.

  • NÊN giữ mọi thứ nhẹ nhàng: Mẹ hãy cố gắng giữ cho mọi thứ nhẹ nhàng và êm đềm vào giờ đi ngủ và giờ ngủ trưa của con. Nếu bản thân mẹ thoải mái và tự tin, điều đó cũng sẽ giúp em bé hoặc trẻ mới biết đi cảm thấy như vậy.

  • ĐỪNG cố lẻn đi: Có thể mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn nếu chỉ cần đợi cho đến khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi buồn ngủ hoặc mất tập trung và sau đó đi ra khỏi phòng. Nhưng về lâu dài, điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thói quen này sẽ làm tăng thêm nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn của con. Thay vào đó, mẹ hãy nói lời tạm biệt (một cách trìu mến và chắc chắn) và sau đó để con nhìn thấy mẹ bước ra khỏi cửa.

NÊN an ủi con khi cần, nhưng ĐỪNG tạo ra những thói quen xấu: Nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi quấy khóc vào giờ ngủ trưa hoặc thức dậy vào nửa đêm khóc thút thít và la hét thì mẹ hãy an ủi trẻ. Điều này sẽ giúp tạo sự yên tâm cho con và cho con biết rằng mẹ đang ở gần. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng khi an ủi xong, mẹ sẽ rời đi và không nên tạo ra những thói quen xấu trong giai đoạn này.

5 views0 comments

Comments


LINEABON TẶNG BẠN APP MẸ TẬP SỰ.png

Với tâm nguyện mỗi năm sẽ có 3 triệu trẻ em Việt Nam phát huy được hết tiềm năng thể chất và trí tuệ trong 1000 ngày đầu đời quý giá. LineaBon hy vọng rằng bên cạnh giải pháp vi chất D3K2 thì Mẹ Tập Sự sẽ là công cụ hữu ích trong chặng đường 1000 ngày đầu đời quý giá này.

APP MẸ TẬP SỰ sẽ giúp bạn tiếp cận kiến thức, kỹ năng nuôi con khoa học một cách đơn giản nhất. Từ đó giúp bạn nuôi con, dạy con ngay trong các hoạt động hàng ngày, từ trò chuyện, cho con ăn, cho con ngủ, cho con chơi. Tất cả sẽ đơn giản, dễ áp dụng, và thấy ngay kết quả qua những thay đổi hàng ngày của con.

ĐẶC BIỆT, ứng dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ

TẢI MIỄN PHÍ APP MẸ TẬP SỰ NGAY TẠI:

downloadBadgeAndroid_3x.png
downloadBadgeApple_3x.png
metapsu.png

"TRẺ SƠ SINH ĐẾN NGÀY THỨ 3 MỚI BẮT ĐẦU DẠY DỖ LÀ ĐÃ CHẬM MẤT 2 NGÀY"

- Nhà sinh học người Nga IVAN PETROVICH PAVLOV -

bottom of page